Tinh Thần Bác Ái

Đỗ Minh Chánh & Hồng Cúc

Kính thưa quý anh chị,

Trong tám tuần tĩnh huấn, chúng ta đều có phần chia sẻ về các chủ đề của mỗi tuần. Đây là tuần 2, chia sẻ về " Tinh Thần Bác Ái của anh Đỗ Minh Chánh, Phó khóa 60 và chị Hồng Cúc, Phó khóa 61."

Mến chào quý anh chi. Đây là chị Cúc và em là Chánh, chúng em là đảm nhiệm công viêc khóa phó khóa 60 & 61 năm nay. Chúng em xin phép bắt đầu buổi chia sẻ hôm nay bằng một câu chuyện về lòng bác ái.

Một cặp vợ chồng trẻ, dọn vào một khu xóm mới. Một buổi sáng, trong khi họ đang ăn điểm tâm Người vợ nhìn ra cửa sổ và thấy người láng giềng cạnh nhà đang phơi quần áo mới giặt xong.

Người vợ kêu lên: “Đồ đó giặt không sạch! Người láng giềng của chúng ta không biết cách giặt sạch quần áo!”

Người chồng nhìn lên nhưng không nói gì cả.

Mỗi lần người láng giềng đó phơi quần áo mới giặt xong thì Ngừơi vợ đều đưa ra lời phê bình giống vậy.

Một vài tuần sau, Người vợ ngạc nhiên khi liếc nhìn ra cửa sổ và thấy quần áo giặt xong trông rất đẹp, sạch sẽ đang phơi trong sân nhà người láng giềng của mình. Chị nói với chồng chị: “Anh xem kìa— cuối cùng người ấy đã biết giặt đồ đúng cách rồi! không biết chuyện gì đã xảy ra vậy nhỉ?”

Người chồng đáp: “Vâng, em yêu, anh có câu trả lời cho em đây. Em sẽ vui khi biết rằng anh thức dậy từ sáng sớm và lau chùi cửa sổ nhà chúng ta đó!”

Chúng em muốn chia sẻ với các anh chị một vài ý nghĩ về cách chúng ta nhìn nhau. Chúng ta thấy điều gì khi chúng ta nhìn những người khác và đưa ra những lời xét đoán về họ khi chúng ta không biết tất cả mọi sự kiện không? Lòng bác ái sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn, bao dung hơn và nhờ đó chúng ta sẽ yêu đời và yêu người hơn.

Vậy bác ái là gì? Cũng đơn giản, ai cũng biết bác ái là yêu thương người khác. Vậy bác ái của người Kitô hữu chúng ta có gì đặc biệt.

Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Cô-Rin-Tô, “ Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến (đức ái). Cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến”. ( 1 Cor 13: 13).

Không phải chỉ có người Ki Tô hữu chúng ta mới đề cao đức ái.

Khổng Tử đã để lại cho người đời một tư tưởng triết học thật đáng quí, đó là chữ “Nhân”. Đối với ông, “Nhân” là yêu người nhưng điều đó không có nghĩa là yêu tha nhân một cách “mù quáng”. Tư tưởng “ái nhân” của ông là yêu người đáng yêu và ghét người đáng ghét. Tương đương với “Nhân” của Nho giáo là “Đức ái” của Ki-tô giáo; nhưng “Đức ái” đã vượt xa hơn, “Đức ái” của Ki-tô giáo là không loại trừ người xấu, chỉ loại trừ hành vi xấu.

Quý anh chị cho em hỏi, ở đây có ai có thể tha thứ cho kẻ thù của mình? Vậy có ai không hề có một kẻ thù nào trong cuộc đời mình cho tới lúc này không ạ?

Đức ái dạy chúng ta yêu thương cả kẻ thù. Một câu chuyện vui kể rằng, trong buổi hội thảo giao lưu với đề tài tha thứ tại một giáo xứ nọ, vị Linh mục hỏi những người có mặt, ai trong số họ sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù. Tất cả mọi người đều giơ tay, trừ một ông lão ngồi bên dưới.

– Chẳng lẽ cụ không thể tha thứ cho kẻ thù của mình ư?

– Tôi không có kẻ thù.

– Thật là đức độ. Thế cụ bao nhiêu tuổi rồi?

– 90 tuổi.

– Cụ hãy cho mọi người biết bí quyết sống đến 90 tuổi, mà không có một kẻ thù nào.

– Ông lão cao giọng nói: “Chỉ có một cách là phải tiêu diệt hết lũ chúng nó mà thôi!”

Chuyện vui thôi!... Tha thứ cho kẻ thù thì rất khó. Rất ít người làm được. Nhưng những Cursillista chúng ta có thể làm được việc này, chúng ta hoàn toàn có thể tha thứ cho anh chị em, những người làm phật ý chúng ta trong công việc, nếu như chúng ta có đủ lòng bác ái.

Vậy các Cursillista chúng ta thể hiện lòng bác ái qua những việc cụ thể nào?

Bác ái trong Tiền Cursillo: Người Bảo Trợ cần chọn lựa tham dự viên một cách cẩn trọng.

Tài liệu PT có ghi, "Tính cẩn trọng và đức bác ái đòi hỏi chúng ta không nên giới thiệu đi dự Khóa Cursillo những ai không thể hấp thụ những ích lợi của nó, hoặc có những trở ngại mà Khóa không thể giải quyết được.”

Ngoài ra lòng bác ái trong Tiền Cursillo còn được thể hiện qua việc liên lạc TDV gây dựng tình thân và giúp chở lên khóa

Bác ái trong Khóa Ba Ngày: Phục vụ các tham dự viên và làm việc với các trợ tá trong yêu thương. Ân cần, vui vẻ, thông cảm, phục vụ không tính toán và luôn sẵn lòng tha thứ cho nhau.

Bác ái trong Ngày Thứ Tư là khó nhất vì làm sao giữ được lửa yêu thương để chúng ta có thể đối xử với anh chị tử tế và phục vụ không toan tính / trong ngày thứ Tư dài suốt quãng đời còn lại của mỗi chúng ta. Vì là phần khó nhất, em xin nhường chị Cúc chia sẻ phần này…

Nguyện xin Thầy Chí Thánh chúc lành cho công việc bác ái của phong trào, cho mỗi Cursilista chúng con!

Trở về "Chia Sẻ"